Đổ trần là một công việc có tầm quan trọng gần như hàng đầu sau móng và cọc ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và kết cấu của một ngôi nhà. Tình trạng gặp phải các trận mưa giông ở miền bắc hoặc mưa 1 vài ngày liên tiếp ở miền nam là điều thường gặp. Vậy làm thế nào để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết khi đổ bê tông hoặc khi đổ bê tông gặp trời mưa giải quyết thế nào. Hãy cùng Kiến Trúc Loa Thành tìm hiểu cách xử lý bê tông đổ trần khi gặp trời mưa nhé!
1. Xem thầy phong thủy:
Nghe thì có vẻ sai sai nhưng đây lại là điều mà khoảng 90% người dân đang áp dụng. Có thờ có thiêng có kiêng có lành, xem thầy sẽ giúp bạn an tâm là mình đã chọn đúng ngày đẹp giờ đẹp thời gian đẹp. Khi đổ bê tông mưa nhỏ một chút cũng không ảnh hưởng gì nhiều “Sơn quản nhất đinh, thuỷ quản tài” nên việc xem trước phong thủy. Mưa nhỏ trong tầm kiểm soát lượng mưa nhỏ, thời gian dưới 1 tiếng vẫn đổ trần, đổ bê tông được. Nếu đổ móng thì nên xem xét các phương án thoát tiêu nước.
2. Xem dự báo thời tiết:
Dự báo thì không bao giờ là chuẩn 100% nhưng đến 80% là sẽ diễn ra như thế nên việc xem dự báo thời tiết xem ngày hôm đó có mưa lớn hay không cũng là một việc cần lưu ý. Nếu bạn vẫn quyết tâm đổ trần đổ bê tông thì đó là ý bạn đâu phải ý trời. Sử dụng một số ứng dụng như Windy để xem dự báo chi tiết hoặc các dự báo trên điện thoại hiện nay cũng xem khá chi tiết thời gian mưa.
3. Xử lý bê tông đổ trần khi gặp trời mưa – Chuẩn bị phương án chống ngập:
Khi đổ bê tông cần chuẩn bị phương án mưa có thể kéo dài hoặc những trận mưa bất thường. Cách xử lý bê tông đổ trần khi gặp trời mưa bằng phương án chống ngập cho bê tông, móng, sàn là cần thiết bởi bê tông cần khoảng 28 ngày để có thể đạt được độ cứng tối đa, 24h để có thể đạt được nhiệt độ và khô bề mặt. Chính vì vậy bạn không thể để bê tông ngâm nước trong thời gian dài.
4. Chuẩn bị phương tiện chống ngập.
Rà soát, kiểm tra lại hệ thống thu, thoát nước để bảo đảm rằng nếu mưa lớn sẽ thoát nước nhanh mà không bị ứa đọng lại công trình, đặc biệt là phần bê tông (nếu đổ bê tông hố móng) .
Chuẩn bị khoảng 1- 2 tấm bạt lớn, dày có thể che chắn mưa nếu như lượng mưa và thời gian mưa lớn. Nếu lượng mưa quá lớn thì không tiếp tục thi công để đảm bảo tính an toàn cho công trình và người.
Nếu lượng mưa lớn và thời gian mưa lâu khoảng trên 1, 2 tiếng đồng hồ rồi tạnh thì nên che bạt, sau đó tạnh mưa thì có thể thi công tiếp. Kiểm tra công tác an toàn khi thi công trong điều kiện mưa như chập điện, đường vận chuyển bê tông và bảo vệ phần bê tông đã đổ bằng cách che chắn bạt chống nước mưa.
5. Xử lý bê tông đổ trần khi gặp trời mưa bằng mạch ngừng bê tông.
Mạch ngừng là chỗ gián đoạn trong thi công bê tông được bố trí ở những nơi nhất định (trong trường hợp này thì điểm dừng khi gặp trời mưa được coi là mạch ngừng) . Mà tại vị trí này, lớp bê tông được đổ sau, được đổ khi lớp bê tông trước đó đã đông cứng.
Khi mưa quá lớn, trước khi dừng lại bạn phải tạo mạch ngừng phẳng và vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu.
Cách xử lý bê tông đổ trần khi gặp trời mưa bằng mạch ngừng: Khi đổ lớp bê tông tiếp theo thì mạch ngừng phải được xử lý thật kỹ để 2 lớp bê tông mới và cũ bám dính vào nhau. Nên thường sử dụng một số biện pháp thi công như sau:
- Vệ sinh sạch và tưới nước xi măng lên bề mặt lớp bê tông cũ trước khi đổ bê tông mới
- Đánh xờm bề mặt, đục hết những phần bê tông không đạt chất lượng, rồi tưới nước xi măng.
- Sử dụng các phụ gia kết dính dùng cho mạch dừng
- Đặt sẵn lưỡi thép tại vị trí mặt dừng khi thi công lớp bê tông trước
Việc thi công, đổ bê tông mà gặp phải trời mưa là không ai muốn. Do đó, bạn nên chuẩn bị kỹ và có những biện pháp xử lý hợp lý, đúng đắn, chính xác để có được quá trình đổ bê tông suôn sẻ nhất.
Bạn cần tư vấn thiết kế – xây dựng? Liên hệ ngay với Loa Thành nhé!